Rửa tay giúp bạn phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra, đặc biệt là trong thời kỳ dịch COVID-19. Nhưng liệu bạn có đang rửa tay đúng cách?
Rửa tay không đủ lâu: Nghiên cứu cho thấy tới 95% chúng ta không rửa tay đủ thời gian để có thể tiêu diệt vi khuẩn triệt để – tức là đủ 20 giây rửa tay với nước và xà phòng. Thời gian trung bình mà chúng ta dành để rửa tay mỗi lần chỉ vào khoảng 6 giây.
Không rửa phần kẽ tay và đốt ngón tay: Nếu bạn chỉ xoa xà phòng giữa lòng bàn tay rồi xả nước thì việc rửa tay hầu như không có tác dụng gì. Vi khuẩn thường ẩn nấp dưới móng tay và giữa các kẽ tay, do đó bạn cần chú ý các phần này khi rửa tay.
Không lau tay khô hoàn toàn: Dù bạn có rửa tay sạch đến đâu thì cũng sẽ thành vô ích nếu bạn bỏ qua bước làm khô tay. Vi khuẩn sẽ sinh sôi trong môi trường ẩm thấp, do đó nếu bạn chưa lau khô tay đã chạm vào bề mặt khác thì nguy cơ nhiễm khuẩn của bạn lại càng cao.
Chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh: Bất kỳ bề mặt công cộng nào, như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, máy ATM, hay tay nắm trên xe buýt, đều có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn nếu bạn chạm vào. Do đó, bạn cần rửa tay thường xuyên trong ngày, không chỉ sau khi đi vệ sinh.
Chỉ sử dụng nước nóng: Rất nhiều người tin rằng họ phải rửa tay bằng nước nóng thì mới có thể diệt khuẩn, nhưng thực tế nước ấm và nước lạnh cũng có tác dụng tương đương khi sử dụng với xà phòng. Chỉ có nước nóng tới 100 độ C mới có tác dụng diệt khuẩn vượt trội, mà đương nhiên bạn chỉ muốn rửa tay chứ chẳng muốn “luộc” tay mình.
Chỉ sử dụng nước rửa tay khô: Các loại nước rửa tay khô chứa cồn có thể tiêu diệt và vô hiệu hóa nhiều loại vi sinh vật một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nước rửa tay khô có thể không loại bỏ hết các loại vi khuẩn hoặc hóa chất có hại. Nước và xà phòng vẫn là lựa chọn tốt nhất để chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh.
Chạm tay vào bề mặt khác ngay sau khi rửa tay: Nếu vừa rửa tay xong bạn đã chạm vào bề mặt khác thì việc rửa tay coi như vô dụng, đặc biệt nếu đó là bề mặt trong nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Bạn nên lau khô tay sau khi rửa tay, sau đó dùng khăn giấy để lót tay khi chạm vào bề mặt khác.
Chạm tay vào bề mặt khác ngay sau khi rửa tay: Nếu vừa rửa tay xong bạn đã chạm vào bề mặt khác thì việc rửa tay coi như vô dụng, đặc biệt nếu đó là bề mặt trong nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Bạn nên lau khô tay sau khi rửa tay, sau đó dùng khăn giấy để lót tay khi chạm vào bề mặt khác.
Không rửa bánh xà phòng trước khi sử dụng: Nghiên cứu cho thấy nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có thể bám lên bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Do đó, bạn nên rửa bánh xà phòng trước mỗi lần sử dụng để đảm bảo vi khuẩn từ xà phòng không bám lại lên tay.
Không rửa bánh xà phòng trước khi sử dụng: Nghiên cứu cho thấy nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có thể bám lên bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Do đó, bạn nên rửa bánh xà phòng trước mỗi lần sử dụng để đảm bảo vi khuẩn từ xà phòng không bám lại lên tay.
Cho rằng xà phòng kháng khuẩn tốt hơn xà phòng thường: Hầu như chưa có minh chứng khoa học nào cho thấy xà phòng kháng khuẩn hiệu quả hơn xà phòng thông thường trong việc phòng ngừa bệnh do vi khuẩn gây ra.
Cho rằng xà phòng kháng khuẩn tốt hơn xà phòng thường: Hầu như chưa có minh chứng khoa học nào cho thấy xà phòng kháng khuẩn hiệu quả hơn xà phòng thông thường trong việc phòng ngừa bệnh do vi khuẩn gây ra.
Dùng xà phòng từ bình đựng xà phòng dùng nhiều lần: Nghiên cứu đã cho thấy xà phòng từ bình đựng xà phòng tái sử dụng có thể làm tăng lượng vi khuẩn trên tay bạn gấp 26 lần so với xà phòng trong bình đựng mới./.
Dùng xà phòng từ bình đựng xà phòng dùng nhiều lần: Nghiên cứu đã cho thấy xà phòng từ bình đựng xà phòng tái sử dụng có thể làm tăng lượng vi khuẩn trên tay bạn gấp 26 lần so với xà phòng trong bình đựng mới.